Dấu hiệu nhận biết đến ngày “DÂU RỤNG”

Ngày 17/08/2020 | Lượt đọc: 867

Là người phụ nữ thì kinh nguyệt đến hàng tháng là bình thường. Tuy nhiên không phải tháng nào chu kỳ đến ngày cũng giống nhau. Ngày đèn đỏ sẽ ghé thăm bạn bất cứ lúc nào mặc dù bạn đã dự tính từng ngày nhưng vẫn không thể chuẩn được. Bạn lo “dâu rụng” lúc đang đi du lịch, đi học, đi làm…mà không thủ sẵn băng vệ sinh trong túi?

Đừng quá lo lắng nàng nhé. Dưới đây là một số dấu hiệu sớm dự báo một kỳ kinh nguyệt lại sắp đến, hãy cập nhật những

 

thông tin này để sẵn sàng trong mọi tình huống bạn nhé.

1. Đau bụng dưới

Những cơn đau bụng dưới là dấu hiệu phổ biến và rõ ràng nhất của những ngày chuẩn bị tiền kinh nguyệt. Đây thường là những cơn đau bụng xuất hiện trước thời gian có kinh nguyệt từ 2 – 3 ngày với mức độ đau không dữ dội mà chỉ âm ỉ, thoáng qua. Đối với một số ít trường hợp, họ có thể bị đau nhiều hơn, cơn đau làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc của họ. Và cũng có trường hợp một số chị em có tháng không bị đau bụng dưới.

2. Đau lưng dưới

Cảm giác đau lưng cũng xuất hiện cùng thời điểm với những cơn đau bụng dưới nhưng không có kinh (đau bụng tiền kinh nguyệt) trước kì “đèn đỏ”. Mặc dù các nàng không bê vác hay làm việc nặng nhọc nhưng vẫn cảm thấy đau mỏi ở vùng lưng bên dưới, gần xương cụt. Cơn đau ở vùng lưng xuất hiện là do sự co thắt ở vùng bụng dưới gây ra.

3. Bụng căng chướng

Sắp tới ngày “rụng dâu”, bụng của chị em sẽ chướng căng và to  hơn so với những ngày bình thường đó là do ảnh hưởng của các hormone sinh dục (cụ thể là estrogen và progesterone) làm cho cơ thể giữ nước nhiều hơn, mang đến cảm giác đầy bụng.

4. Tiêu chảy

4/ Tiêu chảy 1

Khi kinh nguyệt sắp ghé thăm, hormone Estrogen và Progesterol tăng lên và kích thích cơ thể giải phóng Prostaglandine. Prostaglandine khiến cho cổ tử cung bị chít hẹp lại, tạo lên các cơn co thắt để đẩy máu chảy ra ngoài âm đạo. Đây chính là lý do vì sao phụ nữ hay bị đau bụng vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, Prostaglandine cũng kích thích nhu động ruột hoạt động mạnh hơn, tăng cường co bóp. Khi đó, nước trong thức ăn không được hấp thụ sẽ đào thải ra ngoài làm cho phân ở dạng lỏng (tiêu chảy), bụng đau quặn.

5. Nổi mụn nhiều

Portrait of young attractive woman touching her face and looking for acne

Mụn trứng cá là một vấn đề rất phổ biến tại thời điểm kinh nguyệt sắp đến. Tất cả điều có liên quan tới nội tiết tố, các hormone tăng cao khiến cho bã nhờn tại lỗ chân lông tăng tiết. Từ đó, lỗ chân lông dễ bị bít tắc và chịu ảnh hưởng của vi khuẩn trên bề mặt da. Nếu quan sát kỹ thì bạn sẽ không chỉ thấy mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn mà dường như lỗ chân lông trên da mặt cũng có vẻ giãn nở rộng hơn.

6. Ngực căng cứng hơn

Trước khi có kinh nguyệt 4- 5 ngày, các chị em sẽ thấy ngực của mình bắt đầu căng hơn, cứng hơn, nếu ấn nhẹ vào sẽ thấy hơi đau. Đó là bởi Progesterone bắt đầu tăng dần vào giữa chu kì khi trứng bắt đầu rụng, khiến cho tuyến nhũ trong ngực trở nên sưng cứng. Bên cạnh đó, sự căng cứng ở hai bên ngực cũng có liên quan tới nồng độ hormone Prolactin gia tăng.

7. Mệt mỏi

Sự thay đổi hormone khiến phụ nữ mệt mỏi, ngại hoạt động hơn, chúng cũng là lý do cho sự xuất hiện của những cơn đau nửa đầu.

8. Tâm trạng thất thường

Serotonin là một hormone quan trọng giúp điều chỉnh tâm trạng và chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Nồng độ hormone này có thể suy giảm khi kinh nguyệt sắp đến, bởi tác động của estrogen. Đó là lý do tại sao phụ nữ thường cảm thấy dễ bực tức, cáu gắt và khó ngủ khi “đến ngày”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0
    Giỏ hàng
    Your cart is empty