Các giai đoạn phát triển của phụ nữ

Ngày 18/12/2020 | Lượt đọc: 1188
Trong cuộc sống người phụ nữ thường phải đối mặt với sự thay đổi về hoóc môn và độ pH âm đạo từ thời thơ ấu, dậy thì, kinh nguyệt, thai kỳ rồi thời kỳ mãn kinh. Quả thật không dễ dàng chút nào.

 

Lượng hoóc môn nữ như estrogen và progesterone trong cơ thể chúng ta có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn của cuộc sống. Sự thay đổi này có thể phá vỡ sự cân bằng pH trong âm đạo, khiến lớp bảo vệ có tính axit của âm đạo bị suy yếu, làm âm đạo dễ bị viêm nhiễm hơn. Hãy cùng có cái nhìn kỹ hơn các giai đoạn khác nhau của đời sống người phụ nữ:

 

Hoóc môn nữ: Xuất hiện (từ mẹ); Lactobacilli trong âm đạo: Xuất hiện; Độ pH trong âm đạo: Acidic.
Hoóc môn nữ: Thấp; Lactobacilli trong âm đạo: Không; Độ pH trong âm đạo: 7.
Hoóc môn nữ: Thấp; Lactobacilli trong âm đạo: Không; Độ pH trong âm đạo: Trung tính hoặc kiềm.
Hoóc môn nữ: Không ổn định; Lactobacilli trong âm đạo: Tăng; Độ pH trong âm đạo: 4 – 4.5.
Hoóc môn nữ: Giảm; Lactobacilli trong âm đạo: Giảm; Độ pH trong âm đạo: Tăng.
Hoóc môn nữ: Tăng; Lactobacilli trong âm đạo: Tăng; Độ pH trong âm đạo: 4 – 4.5
Hoóc môn nữ:Tăng; Lactobacilli trong âm đạo: Tăng; Độ pH trong âm đạo: Giữa 3.8 và 5
Hoóc môn nữ: Giảm; Lactobacilli trong âm đạo: Giảm; Độ pH trong âm đạo: Tăng

Mới sinh

Nồng độ của lợi khuẩn Lactobacilli chiếm ưu thế trong âm đạo và thường chịu ảnh hưởng bởi estrogen của người mẹ. Độ pH âm đạo trong giai đoạn này thấp, đồng nghĩa với nguy cơ lây nhiễm thấp.

Tuổi nhi đồng và trước dậy thì

pH của âm đạo trở nên trung tính hay kiềm hóa, do bởi sự thiếu hụt tương đối của vi khuẩn sản sinh acid ở âm đạo đồng nghĩa nguy cơ nhiễm trùng cao. Tã lót bẩn và xà bông tạo bọt cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sinh dục ở tuổi thiếu nhi.

Thời kỳ dậy thì

Từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên của bạn, cũng được biết như là sự bắt đầu có kinh nguyệt, là một sự tăng nội tiết tố estrogen làm tăng nồng độ của lợi khuẩn lactobacilli. Với axit lactic được tăng tiết nhiều ở âm đạo, độ pH thấp và sản sinh ra lớp bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng.

Thời kỳ kinh nguyệt và mang thai

Nồng độ hoóc môn nữ hay dao động, phá vỡ sự cân bằng pH của âm đạo. Điều này khiến môi trường axit tự nhiên của âm đạo bị rối loạn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển.

Thời kỳ sinh sản

Trong suốt những năm sinh sản, những thay đổi của âm hộ và âm đạo được gắn liền với những thời kỳ kinh nguyệt và thai kỳ

Thời kỳ mãn kinh

Chứng khô âm đạo xuất hiện thường xuyên do chất bôi trơn tự nhiên trong âm đạo tiết ra ít đi. Khi việc sản xuất hoóc môn suy giảm, nồng độ Lactobacilli và axit lactic giảm theo, khiến độ pH của âm đạo tăng (kiềm hóa). Điều này làm suy yếu đáng kể lớp bảo vệ có tính axit của âm đạo khiến âm đạo dễ viêm nhiễm bởi các tác nhân gây hại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0
    Giỏ hàng
    Your cart is empty