Ngưng có quan niệm bệnh phụ khoa chỉ xảy ra với phụ nữ đã quan hệ tình dục hay lập gia đình mọi người nhé. Vì bệnh phụ khoa không từ bất kể một ai, từ trẻ sơ sinh cho đến phụ nữ mãn kinh.
Môi trường âm đạo là bộ phận hết sức nhạy cảm, chỉ cần những tác động nhỏ hay sự thay đổi môi trường sống, thay đổi nội tiết tố…cũng khiến vùng kín bị viêm nhiễm. Đặc biệt ở độ tuổi dậy thì thì tình trạng vùng âm đạo rất dễ gặp phải các bệnh phụ khoa.
Sau đây sẽ là một số bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì, các bạn gái cần biết để phòng tránh và xử lý kịp thời khi có các biểu hiện bất thường xảy ra:
1. Viêm âm đạo do nấm men Candida
Nấm Candida tồn tại tự nhiên trong cơ thể người, chúng kí sinh ở trên da, trong miệng, đường ruột hay âm đạo nữ giới.
Nấm Candida có khả năng điều chỉnh độ pH của môi trường mà nó đang kí sinh trực tiếp.
Nấm men có sẵn trong âm đạo, ở điều kiện bình thường nó chung sống hòa bình với các loại lợi khuẩn và hại khuẩn khác. Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợi, số lượng nấm men sẽ bùng phát mạnh gây ra viêm âm đạo.
Đối với các bạn gái, nếu như vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, hay mặc đồ lót chật, sử dụng băng vệ sinh không phù hợp là một yếu tố thuận lợi khiến nấm men phát triển.
Khi bạn gái bị viêm âm đạo do nấm, vùng kín sẽ có các biểu hiện như là:
- Ngứa ngáy vùng kín
- Niêm mạc âm hộ đỏ
- Đau rát khi đi tiểu
- Khí hư có mùi chua như lên men, tiết ra rất nhiều, khí hư đóng cặn giống bã đậu
2. Viêm âm đạo do tạp khuẩn
Nguyên nhân của viêm âm đạo do tạp khuẩn vẫn chưa được phát hiện ra. Nhưng các nhà khoa học cho rằng, nó có liên quan tới thói quen vệ sinh vùng kín sai cách ở nữ giới, nhất là động tác thụt rửa âm đạo hoặc sau quan hệ tình dục. Mặc dù, đây không được coi là một dạng bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).
Những người bị viêm âm đạo do tạp khuẩn có thể thấy dịch tiết âm đạo tiết ra nhiều, có màu trắng đục hoặc màu xám. Một số người cũng thấy rằng vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu, nhất là sau khi giao hợp.
3. Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có nguyên nhân chủ yếu là từ sự thay đổi nội tiết tố. Người ta còn gọi đây là rối loạn kinh nguyệt sinh lý.
Trong những năm đầu của tuổi dậy thì, hệ trục nội tiết (não bộ – tuyến yên – buồng trứng) hoạt động chưa ổn định, quá trình xuất tiết hormone trồi sụt liên tục, khiến cho vòng kinh của các bạn nữ không đều. Nếu bạn gái sử dụng thuốc tránh thai hoặc căng thẳng, tập luyện quá sức cũng dễ bị rối loạn kinh nguyệt.
Nữ giới có vòng kinh nguyệt phổ biến nhất là từ 28 – 32 ngày, tuy nhiên nhiều teengirl có vòng kinh dài hoặc ngắn hơn bình thường. Cụ thể, những trường hợp sau thì được coi là rối loạn kinh nguyệt
Màu sắc của máu thay đổi: Máu kinh bình thường có màu đỏ sẫm, không đông kèm theo những màng rụng của nội mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung và tế bào biểu mô âm đạo. Nếu máu kinh nguyệt có màu hồng, lỏng như nước, đỏ tươi hoặc màu đen, kèm những cục máu đông là dấu hiệu bất thường cảnh báo rối loạn kinh nguyệt hoặc các bệnh phụ khoa
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì còn có thể là do các bệnh phụ khoa tiềm ẩn như là: hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, quá sản nội mạc tử cung…Vì thế, nếu thấy có những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt trong một khoảng thời gian dài thì bạn gái nên đi khám để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và tìm phương pháp điều trị hiệu quả.
Làm sao để phòng ngừa bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì?
Sau đây là một số lời khuyên trong vấn đề chăm sóc sức khỏe “tam giác giới tính” hằng ngày, mà các bạn gái nên biết:
- Mỗi ngày nên rửa vùng kín 1 lần với dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, khi có kinh nguyệt thì cần rửa nhiều lần hơn (vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau mỗi lần thay băng vệ sinh).
- Tuyệt đối không sử dụng xà phòng, sữa tắm rửa vào vùng kín hay thụt rửa sâu trong âm đạo
- Luôn giữ cho vùng kín được thông thoáng bằng những loại quần áo có chất liệu thấm hút tốt, co giãn tốt.
- Có chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất và tập thể dục hàng ngày để nâng cao thể trạng.
Femfresh chúc các bạn luôn vui vẻ, khỏe mạnh, tự tin và tỏa sáng.