Viêm, ngứa vùng kín thường xảy ra ở 10 – 20% chị em phụ nữ khi mang thai và có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong thai kỳ. Bệnh gây ngứa, mùi hôi và cảm giác khó chịu ở vùng kín, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sự phát triển khỏe mạnh của bé. Dưới đây là những thông tin mẹ bầu cần biết để giảm ngứa vùng kín an toàn không ảnh hưởng đến thai nhi.
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai
Tình trạng viêm nhiễm âm đạo
Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc nấm âm đạo, viêm âm đạo do những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tăng sản xuất glycogen (để dự trữ năng lượng trong cơ thể) và tăng nồng độ estrogen. Biểu hiện thường gặp bao gồm ngứa vùng kín nhiều, khí hư tiết nhiều có màu bột trắng, mùi hôi khó chịu.
Đa số bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, theo một trong bốn cách dưới đây:
- Gây hại cho cơ thể người mẹ, khiến mẹ không thể nuôi dưỡng tốt cho thai (trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến hệ hô hấp), hoặc phải dùng các loại thuốc gây hại cho thai nhi.
- Tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng bất thường khi sinh.
- Kích thích chuyển dạ sớm hoặc gây sảy thai.
- Lây truyền viêm nhiễm sang cho thai nhi.
- Gây tổn thương vùng kín, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng…
Do đó, các chị em phụ nữ không nên chủ quan khi mắc viêm âm đạo trong quá trình mang thai.
Thay đổi nội tiết tố cơ thể trong thời kỳ mang bầu
Cơ thể người phụ nữ khi mang thai được kích thích tăng tiết hormone estrogen, kéo theo tăng tổng hợp glycogen khiến âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, pH âm đạo thay đổi mang tính kiềm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi nấm xâm nhập và gây viêm nhiễm, ngứa ngáy tại vùng kín.
Tiết nhiều mồ hôi
Cơ thể tăng quá trình chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu khi mang thai, dẫn đến tăng tiết mồ hôi và nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích bên ngoài (thời tiết nóng nực, quần áo thô ráp, bệnh ngoài da) dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín (đặc biệt là vùng bẹn và vùng mu).
Ngoài ra, tăng tiết mồ hôi làm xuất hiện rôm sảy (do các vi khuẩn có hại tấn công gây viêm nhiễm), tăng tiết khí hư. Rôm sảy thường xuất hiện ở vùng kẽ, nếp gấp da như dưới háng, môi lớn…
Một số việc mẹ bầu nên làm để giảm ngứa vùng kín an toàn
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách
- Mặc quần áo, đồ lót sạch và thoải mái
- Luôn giữ vùng kín khô thoáng, sạch sẽ
- Tránh ngồi quá lâu ở nơi có nhiệt độ cao
- Không được gãi mạnh, gãi nhiều gây tổn thương vùng kín và khiến cho viêm nhiễm nặng hơn.
- Không dùng xà phòng, sữa tắm có tính chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
- Bổ sung đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài các biện pháp trên, việc lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong đảm bảo vệ sinh vùng kín, phòng ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa.Với nhiều năm kinh nghiệm trong công cuộc chăm sóc sức khỏe vùng kín chị em, Femfresh không ngừng cải tiến sản phẩm để đem tới biện pháp vệ sinh vùng kín an toàn và toàn diện nhất. Hiểu rằng niêm mạc vùng kín rất nhạy cảm với các loại hóa chất nên dung dịch vệ sinh phụ nữ Femfresh được xây dựng trên công thức từ các thành phần thiên nhiên như tinh chất Cúc thỷ xa, tinh chất Cúc La Mã, … với độ pH lý tưởng để đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ mà không không gây mất cân bằng độ ẩm tự nhiên tại vùng kín.